Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Mèo nhà lại hóa thành mèo hoang?

Theo Bloomberg, cổ phiếu của Sanrio đã tăng vọt sau khi Sanrio tha đổi chiến lược phát triển thương hiệu. Có lẽ lợi nhuận đã khiến ông chủ của Hello Kitty càng hăng hái bán khóan chú mèo của mình bằng mọi giá.


Chú mèo dễ thương Hello Kitty bất ngờ hội ngộ cùng chú thỏ "hư hỏng" Playboy.
Thương hiệu Hello Kitty chuyên dành cho trẻ em vừa hợp tác với thương hiệu dành cho những tay chơi người lớn Playboy. Theo thỏa thuận này, hãng máy ảnh lừng danh Leica của Đức ra mắt dòng máy ảnh mới có biểu tượng của Playboy và Hello Kitty.
Mẫu máy ảnh Leica C in hình mèo Hello Kitty cùng biểu tượng tai thỏ của tạp chí Playboy được sản xuất giới hạn 10 chiếc với giá bán khoảng 30 triệu đồng qua hãng thời trang Pháp Colette...

Rồi hãng vận tải Eva Air của Đài Loan có hai chiếc máy bay mang biểu tượng Hello Kitty... Thế rồi, chú mèo Hello Kitty mới có cơ hội chu du sang những mảnh đất lâu nay tưởng chừng không thể: điện ảnh, đồ trang sức, thực phẩm, đến cả máy bay, bia và... đồ chơi người lớn! Sự phát triển hình ảnh Hello Kitty trong mọi lĩnh vực một lần nữa cho thấy thấy sức mạnh của biểu tượng này.Những hợp đồng trên là chiến lược chuyển hướng được hãng Sanrio thực hiện mạnh mẽ trong thời gian qua: bán bản quyền hình ảnh nhân vật cho các hãng khác, thay vì chỉ tập trung bán sản phẩm như trước đây. Ban đầu, hãng Toshiba cũng sản xuất các sản phẩm gia dụng như máy pha cà phê và lò vi sóng gắn hình Hello Kitty.
Hình ảnh chú mèo Hello Kitty dễ thương được hãng Sanrio giới thiệu trên thị trường quốc tế từ năm 1974. Cho đến nay, biểu tượng này vẫn đủ sức hấp dẫn để lôi cuốn người tiêu dùng trên toàn thế giới, với khoảng 50.000 loại sản phẩm sử dụng hình ảnh Hello Kitty tiêu thụ ở 60 nước trong đủ các lĩnh vực, từ phim ảnh, khu vui chơi, chương trình truyền hình và phương tiện truyền thông xã hội...
Theo Bloomberg, cổ phiếu của Sanrio đã tăng vọt sau khi Sanrio tha đổi chiến lược phát triển thương hiệu. Có lẽ lợi nhuận đã khiến ông chủ của Hello Kitty càng hăng hái bán khóan chú mèo của mình bằng mọi giá.
Hoạt động buôn bán rầm rộ này khiến nhiều người lo ngại sẽ không còn cơ hội gặp lai chú mèo Hello Kitty như chính người thiết kế ra hình ảnh dễ thương này muốn gửi gắm: sự tinh khiết, tình bạn, hòa bình thế giới.

Bài học đáng nhớ từ Samsung Mobile Việt Nam

Bên cạnh đó còn có sự trợ giúp từ các công cụ truyền thông trả phí như Facebook Ads, Facebook Boost Post… Rõ ràng Samsung đang tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực marketing có thể của mình để đem đến sức mạnh cộng hưởng cho fanpage, nhằm đưa thương hiệu Samsung Mobile ngày càng phát triển. 

Hàng loạt thương hiệu cũng đổ xô vào tiếp thị trên mạng xã hội, nhất là những công ty công nghệ cao với đối tượng khách hàng là giới trẻ. Nhưng liệu có phải thương hiệu nào cũng biết cách thành công?

Những con số biết nói về mạng xã hội

Theo số liệu năm 2013 của công ty nghiên cứu thị trường GroupM và công ty đo lường ComScore, Facebook chính là mạng xã hội số 1 Việt Nam với hơn 12 triệu thành viên, “phủ sóng” tới gần 40% số người Việt dùng internet. Điều này có nghĩa cứ năm người Việt dùng internet thì hai người có Facebook.
Truy cập mạng xã hội cũng đứng đầu bảng khi chiếm tới 22% quỹ thời gian online mỗi ngày của người Việt. Rõ ràng Facebook đã len lỏi tới mọi hoạt động hằng ngày, giờ đây thay vì xem quảng cáo tivi hay đọc tin trên báo giấy người ta chỉ cần truy cập Facebook để gói gọn cả thế giới tin tức giải trí hay kết nối bạn bè. Với giới trẻ từ 15-24 tuổi thì mức độ “bao phủ” còn rõ rệt hơn rất nhiều, lên tới 92%, có nghĩa là 9/10 bạn trẻ độ tuổi này có Facebook cá nhân!

Giới trẻ Facebook đam mê công nghệ cũng chính là đối tượng tiềm năng mà các hãng công nghệ luôn hướng tới. Vì vậy sẽ không quá khi nói Facebook là “mảnh đất vàng” để tiếp thị các sản phẩm công nghệ có mức độ phát triển nhanh chóng như điện thoại di động. Xây dựng một fanpage trên Facebook không còn là một lựa chọn, mà trở thành vấn đề sống còn với các hãng điện thoại.

Trong bảng tổng kết fanpage hàng đầu Việt Nam, Samsung Mobile Vietnam là cái tên nổi bật. Với lượng thành viên cao gấp vài ba lần những tên tuổi xếp sau, Samsung Mobile Vietnam ghi dấu ấn khi là thương hiệu nổi tiếng đầu tiên ở Việt Nam cán cột mốc 1.000.000 người yêu thích (fan), chiếm tới 1/10 cộng đồng Facebook Việt. Fanpage Samsung Mobile cũng đứng đầu về tốc độ tăng trưởng theo tổng kết của Socialbaker (chuyên trang uy tín chuyên đánh giá các fanpage trên Facebook) với hàng trăm ngàn fan mới mỗi tháng. Vậy đâu là những yếu tố làm nên thành công của Samsung Mobile?

“Content is King” - Nội dung là cốt lõi 

Một fanpage thành công không những phải có “lượng” (số lượng fan) mà còn phải đảm bảo cả “chất” (mức độ gắn kết). Để hội tụ được đồng thời hai yếu tố này thì nội dung fanpage là điều cốt lõi nhất và đó cũng là điều mà Samsung Mobile luôn hướng tới.

Nắm bắt tâm lý của giới trẻ, Samsung Mobile còn là hãng công nghệ duy nhất ở Việt Nam sử dụng hình ảnh của các ngôi sao nổi tiếng để tăng sức thu hút và ảnh hưởng cho nội dung của mình (tiêu biểu là chiến dịch quảng bá với các thí sinh Giọng hát Việt năm 2013). Cho dù là hình ảnh sản phẩm, trải nghiệm đời thường hay video clip, tất cả đều tinh tế và “hợp gu” người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Nhờ chiến lược này, nội dung của Samsung Mobile Vietnam luôn nổi bật và dễ dàng nhận được nhiều lượt yêu thích, bình luận hay chia sẻ từ người dùng. Điều này làm gia tăng sự tương tác với khách hàng hiện tại và cả khách hàng tiềm năng của Samsung.

Bằng chứng là điểm ER (Engagement rate - mức độ gắn kết của người dùng với thương hiệu) của Samsung Mobile Vietnam luôn thuộc vào hàng cao nhất trong số các Fanpage thương hiệu (xếp hạng bởi trang Socialbakers). Trung bình mỗi ngày có hơn 50 ngàn người nói về Samsung trên fanpage, một con số rất đáng kể so với nhiều fanpage của các nhãn hàng khác. Với Samsung Mobile, bí quyết đầu tiên nằm ở chỗ tạo ra và đưa cho người dùng nội dung họ thích, người dùng sẽ “like” và tự động đưa nội dung đó đi khắp nơi mà không phải bỏ quá nhiều chi phí quảng cáo!

Chiến lược hướng tới cộng đồng Mỗi người trên Facebook có rất nhiều mối quan tâm khác nhau. Khiến cho họ “like” fanpage của thương hiệu không khó, nhưng cái khó chính là làm sao để họ luôn gắn kết với thương hiệu và xây dựng lòng trung thành trong cộng đồng. Samsung Mobile Vietnam đã giải quyết bài toán này bằng chiến lược hướng tới cộng đồng hoàn hảo. Đặt lợi ích cộng đồng làm trung tâm, mọi hoạt động trên fanpage luôn hướng tới chăm sóc và thấu hiểu nhu cầu của fan.

Từ những điểm nhỏ nhặt như thay đổi hình ảnh đại diện cho từng sự kiện, cho tới những chiến dịch lớn nhiều ý nghĩa như “Samsung La Fleur - Là phái đẹp, mình có quyền” tổ chức dịp 8-3, chương trình tôn vinh “Mừng Ngày của Mẹ! Nói yêu thương đong đầy lòng mẹ”, Samsung đã gặt hái được rất nhiều tình cảm của cộng đồng.

Mới đây, nhằm tri ân 1 triệu fan, Samsung Mobile đã tặng một Galaxy Grand 2 cho fan thứ 1 triệu và nhiều phần quà hấp dẫn khác cho fan thông qua cuộc thi “Tôi yêu Samsung” trên fanpage. Luôn hướng tới và tri ân thành viên của mình, Samsung Mobile Vietnam đã biến fanpage thành một đại gia đình yêu công nghệ online. Đừng bao giờ cố gắng bán hàng cho người dùng, hãy xây dựng mối quan hệ với họ, làm họ yêu thích thương hiệu và biến họ thành người trung thành của thương hiệu, đó chính là bí quyết thứ hai của Samsung Mobile Vietnam.

Đừng bỏ quên giải pháp tiếp thị tổng thể cho fanpage Một nhân tố không kém phần quan trọng giúp Samsung Mobile Vietnam phát triển vượt bậc trong năm 2013 chính là sự phối hợp đồng bộ giữa fanpage và các hoạt động marketing khác của nhãn hàng. Từ sự kiện tung sản phẩm, các bài báo, hoạt động offline hay bán hàng đều được liên kết và tổ chức hài hòa với fanpage.

Bên cạnh đó còn có sự trợ giúp từ các công cụ truyền thông trả phí như Facebook Ads, Facebook Boost Post… Rõ ràng Samsung đang tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực marketing có thể của mình để đem đến sức mạnh cộng hưởng cho fanpage, nhằm đưa thương hiệu Samsung Mobile ngày càng phát triển.

Samsung Mobile Vietnam chính là một trong những người dẫn đầu cho tiếp thị trên Facebook. Với sự kết hợp hoàn hảo của chiến lược nội dung chuẩn mực, các hoạt động hướng tới cộng đồng và giải pháp tiếp thị đồng bộ cho thương hiệu được vận dụng hợp lý, Samsung Mobile Vietnam chắc hẳn sẽ ngày càng có thêm nhiều người yêu thích trên Facebook Việt Nam

Marketing truyền miệng theo kiểu 3.0

Theo dõi thông tin truyền miệng được truyền đi có đúng với nội dung ban đầu, kiểm tra để xem có sự điều chỉnh nào trong quá trình truyền thông không. Việc theo dõi còn nhằm có sự điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ kịp thời theo nhu cầu của khách hàng trong các xu hướng khác nhau.


Trước khi mua một sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng thường hỏi – tham khảo người thân, bạn bè. Khi ấy, marketing truyền miệng đã được “kích hoạt”. Trong bối cảnh những công cụ marketing hiện đại khá đắt đỏ hiện nay, ngay cả các thương hiệu lớn cũng tận dụng tối đa công cụ này.
Truyền miệng truyền thống 1.0
Marketing truyền miệng, hay còn gọi là “lời đồn”, là hình thức truyền thông tự phát của con người trong cuộc sống hằng ngày. Nhờ có lời đồn mà có những câu chuyện được lưu truyền bao đời. Cũng nhờ lời đồn mà rất nhiều bài học trong cuộc sống đã được truyền đi, đây cũng chính là một lợi ích của lời đồn.
Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là trong lời đồn có bao nhiêu phần trăm sự thật trong lời đồn? Theo tâm lý, con người luôn thích gây “shock” cho người khác để tạo chú ý về mình, nên bởi những câu chuyện truyền đi thường được “thêm mắm, thêm muối” vào, và cứ như thế, càng qua nhiều trung gian, lời đồn càng dẫn dắt người ta đi xa thực tế, đôi khi gây ra những hậu quả mà chính những người truyền thông cũng không tưởng tượng được, vì họ thật sự không cố ý.
Phương pháp truyền miệng hỗ trợ 2.0
Sau cuộc cách mạng công nghiệp đầu thế kỷ XIX, khoa học về tiếp thị ra đời và trở thành một công cụ không thể thiếu của doanh nghiệp.
Khoa học tiếp thị phát triển đến thập niên 70 của thế kỷ XX đã trở thành hệ thống lý luận hoàn thiện, trong đó lời truyền miệng đã được tận dụng như một công cụ vừa “tân” vừa “cổ”. Hình thức này phát triển thành phương pháp truyền miệng có chủ đích, trong marketing gọi là “Word Of Mouth” (WOM).
Tuy nhiên, trong thời gian đầu, công cụ này như một cách thức hỗ trợ những công cụ khác để quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng, với việc tận dụng thế mạnh lan truyền của nó.
Trong bối cảnh những công cụ marketing hiện đại khá đắt đỏ hiện nay, ngay cả các thương hiệu lớn cũng tận dụng tối đa marketing truyền miệng
Truyền miệng hiện đại 3.0
Đến những năm cuối thập niên 90, cuộc cách mạng internet đã đạt được thành tựu nhất định, sự lan truyền thông tin trở nên thuận lợi hơn lúc nào hết bởi sự bùng nổ của mạng xã hội, và mỗi cá nhân có thể có riêng “tờ báo” của mình bởi các công cụ Blog, Facebook, Twitter… Lúc này marketing truyền miệng càng phát huy hiệu quả. Với những điều kiện thuận lợi về truyền thông hỗ trợ, marketing truyền miệng 3.0 cần phải có sự quản trị thông tin chuyên nghiệp và bài bản hơn.
So với phương pháp 1.0 và 2.0, truyền miệng 3.0 thể hiện rõ được ưu thế ở:
• Tốc độ lan truyền mạnh.
• Thời gian lan truyền nhanh.
• Quy mô lan truyền rộng.
• Có sự kiểm chứng do có sự lưu trữ
• Có tính tổ chức cao.
Mô hình marketing truyền miệng 3.0 xoay quanh công thức 5T:
1/ Talker – Người truyền miệng: Không phải ai cũng biết, hiểu được dịch vụ sản phẩm của chúng ta để có thể truyền miệng tốt. Chúng ta cần phải “chọn mặt gửi vàng”, phải thiết lập những “nhóm truyền miệng” hoặc tác động vào những “nhân vật có năng khiếu” truyền miệng tốt. Để có được người truyền miệng tốt chúng ta phải có sự phân khúc đối tượng truyền miệng, những đối tượng phù hợp sẽ đem kết quả tốt.
Việc chọn đối tượng truyền miệng có thể phân chia thành 4 cấp độ:
Cấp độ 1: Biến khách hàng thành một “sper man”
Tập trung vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ để từ đó “hữu xạ tự nhiên hương”. Khách hàng sẽ miệng truyền miệng khi họ hài lòng về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Họ như một “super man”, mang sứ mệnh “truyền thông” cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp vì bản thân họ cảm thấy hài lòng.
Với cấp độ này, chúng ta sẽ đối mặt với một số khó khăn:
- Chín người mười ý. Để làm hài lòng tất cả mọi người là điều không dễ dàng.
- Nhu cầu của khách hàng không bao giờ ngừng lại.
- Thụ động chờ đợi vào hoạt động của khách hàng.
- Khó duy trì hoạt động.
Cấp độ 2: Tác động người dẫn dắt tiêu dùng
Chọn lọc những khách hàng có ảnh hưởng cao trong xã hội, sử dụng những hình thức chăm sóc khách hàng như các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, thẻ thành viên, thẻ VIP… nhằm khuyến khích sự tham gia truyền miệng của khách hàng khi họ nhận được những ưu đãi của doanh nghiệp.
Điểm mạnh của cấp độ này là nhận được sự chứng thực từ những người dẫn dắt – yếu tố tác động rất mạnh vào quyết định tiêu dung, vì quần chúng thường có tâm lý đám đông và xu hướng noi gương theo thần tượng.
Tuy nhiên, điểm yếu cũng vẫn là tính thụ động, vẫn phải chờ đợi sự tham gia của người ảnh hưởng, và truyền thông của họ vẫn chỉ giới hạn trong một khu vực mà họ giao tiếp.
Cấp độ 3: Tác động lãnh đạo nhóm
Tìm kiếm những người ảnh hưởng dẫn dắt các nhóm cộng đồng để tác động truyền miệng. Hình thức này đòi hỏi phải có một chương trình tổ chức bài bản, chi tiết và có một lịch trình để theo dõi, và phải chọn lựa được những cộng đồng uy tín trong xã hội để họ có thể lan toả thông tin đến với những người khác một các nhiệt tình.
Điểm mạnh của cấp độ này chính là sự lan tỏa, và sự tác động mang tính tập trung. Tuy nhiên, vẫn phải phụ thuộc vào lòng nhiệt thành của người ảnh hưởng và sức ảnh hưởng truyền thông của người đứng đầu tổ chức.
Cấp độ 4: Tham gia vào tổ chức phát triển kết nối
Chọn những tổ chức mang tính phát triển mối quan hệ để tham gia. Chính hệ thống, quy trình chuyên nghiệp của các tổ chức đó sẽ liên tục phát triển mối quan hệ và phương thức truyền miệng sẽ được “tự động hoá” lan truyền.
Điểm mạnh của hình thức truyền miệng này chính là tính hệ thống chuyên nghiệp, nguồn khách hàng cập nhật thông tin liên tục, và thông tin sẽ lan truyền nhanh, ổn định.
Tuy nhiên, với hệ thống này, người truyền miệng phải dành thời gian tham gia vào hệ thống để “gieo trồng” mức độ tin cậy và yêu mến.
2/ Topics – Chủ đề
Câu chuyện truyền miệng: để truyền miệng thì phải có nội dung để truyền đi. Nội dung đó có thể là những câu chuyện về uy tín của công ty, quá trình phát triển sản phẩm, những tính năng đặc biệt của sản phẩm và dịch vụ. Có câu chuyện rồi lại phải xem câu chuyện có đủ sức thu hút hay không. Muốn vậy, sản phẩm, dịch vụ phải có sự khác biệt thật sự và mạnh mẽ so với những sản phẩm của đối thủ trên thị trường.
3/ Tools – Công cụ
Câu chuyện được truyền đi sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta “hữu hình” hóa được bằng những hình ảnh của sản phẩm và dịch vụ bằng cẩm nang, brochure, catalogue, trên website, Youtube… Tất cả nhằm tối đa hoá sự hình dung của khách hàng, sử dụng triệt để những công cụ hỗ trợ truyền miệng nhằm thông tin đi xa, đi nhanh và lưu trữ tốt.
4/ Taking Part – Là một phần của công cụ
Hãy tham gia tương tác cùng người truyền miệng để thông tin truyền miệng được “chảy” liên tục. Hãy tác động thêm vào những diễn đàn để dẫn dắt “thông tin”.
5/ Tracking – Theo dõi đánh giá
Theo dõi thông tin truyền miệng được truyền đi có đúng với nội dung ban đầu, kiểm tra để xem có sự điều chỉnh nào trong quá trình truyền thông không. Việc theo dõi còn nhằm có sự điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ kịp thời theo nhu cầu của khách hàng trong các xu hướng khác nhau.
Với lợi thế tính tương tác và tính thuyết phục cao, ngày nay, marketing truyền miệng được quan tâm nhiều không chỉ ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà còn được áp dụng trong các tập đoàn đa quốc gia với những chiến dịch toàn cầu.

4 cách tiếp thị thu hút khách hàng nhiều nhất

Nhà bán lẻ trực tuyến eBags thường tạo cảm giác hối hả bằng việc cho khách đang truy cập biết món hàng mà người ấy nhấp chuột vào có bao nhiêu người đang cùng xem và bao nhiêu mẫu hàng tương tự đang chờ đợi khách hàng.


Là nhà bán lẻ có cửa hàng trên đường phố đông người qua lại nhưng bạn vẫn đang có nguy cơ bị giảm doanh số và lợi nhuận nếu cứ giữ nếp chào hàng quen thuộc trong khi giới tiêu dùng ngày một quan tâm đến việc mua bán trên mạng. Bốn cách thức tiếp thị trực tiếp dưới đây giúp tạo ra lời chào hàng khiến những khách hàng tiềm năng hành động theo hướng dẫn của bạn.
Tạo ra ngoại hình đẹp nhất cho sản phẩm hay dịch vụ
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nhưng tốt cả gỗ lẫn nước sơn mới là điều tuyệt vời nhất. Bạn cần chuẩn bị thật kỹ để truyền bá đến người mua lợi điểm bán hàng độc nhất của mình, cụ thể là những gì giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm hay dịch vụ của bạn (mới lạ hơn, ưu việt hơn) so với hàng hóa của những nhà cung cấp khác.
Mới đây, Jet Blue, Hãng hàng không nội địa của Mỹ đã cho phép tất cả các thành viên trong gia đình cộng dồn số lượng dặm bay vào một tài khoản để tăng khả năng nhận đổi chuyến bay thưởng.
Trước đó, Tập đoàn viễn thông T-Mobile đã thâm nhập vào lĩnh vực dịch vụ âm nhạc đầy tính cạnh tranh tại Hà Lan bằng cách cung cấp hàng loạt danh sách bản nhạc phù hợp với hoàn cảnh sinh hoạt cụ thể của người thuê bao. Bằng cách “tái đóng nhãn” và làm mọi cách để mọi người có thể dùng thử dịch vụ một cách dễ dàng, chương trình quảng bá của T-Mobile đã thu hút được số người tham gia cao hơn bảy lần so với mục tiêu ban đầu và sau đó đạt tỷ lệ hoán đổi khách hàng là 12%.
Đề cập đến yếu tố tiết kiệm
Nếu bạn tung ra những gói chiết khấu theo số lượng cho một dịch vụ thì nên tính luôn ra số tiền mà khách hàng có thể tiết kiệm được và thể hiện trên bảng quảng cáo những con số cụ thể cho mọi người thấy. Bạn cũng nên cân nhắc đến những hiệu ứng dài hạn trong việc đưa ra các chương trình chiết khấu. Hãy tìm cách tiếp tục thu hút khách hàng đến với bạn sau khi chương trình giảm giá hết hiệu lực.
Mang đến cho khách hàng những khích lệ nhỏ
Cơ hội đón nhận một món hàng hay dịch vụ mới với chế độ ưu đãi hay tặng quà trong lần mua hàng tiếp theo có thể thu hút được những nhóm khách hàng mục tiêu đối với một số sản phẩm và dịch vụ nhất định. Điều cần lưu ý là bạn đừng tặng những món quà quá xoàng xĩnh. Ngoài ra, nên xem xét lại những chương trình khuyến mãi trước đây từng đạt hiệu quả cao để chọn thời điểm thực hiện thêm lần nữa.
Tạo ra cảm giác khẩn trương và cấp bách
Một đợt thử hàng miễn phí hay sự cam kết giúp khách hàng ít gặp rủi ro được xem là một cách hay để thúc giục khách hàng hành động.
Mùa hè 2012, eBay khuyến mãi cho khách hàng đăng tải việc bán một món hàng trên nền tảng di động của họ hoàn toàn miễn phí trong vòng ba ngày. Hãng viễn thông Boost Mobile lại có chiến lược giữ chân khách hàng bằng việc giảm 5 USD cho khách hàng mỗi sáu tháng nếu họ thanh toán cước đúng hạn.
Ngoài ra, giới tiếp thị cũng có thể sử dụng cụm từ “hạn chót” hay “số lượng hạn chế” để khuyến khích khách hàng nhanh chóng hành động.
Nhà bán lẻ trực tuyến eBags thường tạo cảm giác hối hả bằng việc cho khách đang truy cập biết món hàng mà người ấy nhấp chuột vào có bao nhiêu người đang cùng xem và bao nhiêu mẫu hàng tương tự đang chờ đợi khách hàng.
Trang đặt phòng khách sạn trực tuyến Booking.com cũng dùng chiêu thông báo có bao nhiêu người đã đặt đúng phòng mà khách đang quan tâm và còn bao nhiêu phòng có giá tương tự. Những trang bán sách trực tuyến, thậm chí cả website bán vé máy bay của United Airlines lại vận dụng cách giới hạn số lượng thời gian giữ món hàng (hay giữ vé máy bay) mà bạn đã đặt vào rổ mua hàng của mình nhưng chưa thanh toán. Sau khoảng thời gian đó, người khác được phép mua món hàng (hay vé máy bay) mà bạn đã đặt.

Lịch sử và những cuộc chiến thương hiệu

Cha đẻ của chiến lược cạnh tranh Michael E.Potter đã nói: “Trong một thế giới cạnh tranh, bạn phải tìm cho mình một lợi thế mà mà bạn có thể LÀM TỐT HƠN ĐỐI THỦ. Điểm lợi thế đó chưa chắc đã trùng với điểm bạn có thể LÀM TỐT NHẤT”. 


Hãy học hỏi và đừng e ngại người khổng lồ. Bởi chẳng có người khổng lồ nào không có điểm yếu, McDonald’s cũng vậy. 

1. Ray Kroc và những ngày đầu gầy dựng McDonald’s
Nhìn lại lịch sử của McDonald’s, chúng ta thấy được sự tăng trưởng thần kỳ của McDonald’s gắn với tên tuổi của một trong những doanh nhân vĩ đại bậc nhất trong lịch sử kinh doanh nước Mỹ: Raymond Albert "Ray" Kroc. Ray Kroc được bình chọn là một trong số “100 người có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong thế kỷ 20” theo bình chọn của tạp chí Time danh tiếng. Cũng vì những thành tựu rực rỡ này mà nhiều người cho rằng Ray Kroc là người sang lập McDonald’s. Nhưng sự thực không phải vậy.
Chuỗi nhà hàng McDonald’s ra đời ban đầu từ ý tưởng của hai nhân vật có tên Richard and Maurice McDonald.

Ở thời điểm đó, Ray Kroc chuyên bán máy xay sinh tố và khá thành công với nghề này. Sau thế chiến II, công việc kinh doanh của Ray Kroc bị chậm lại nhưng ông phát hiện ra một nhà hàng nhỏ ở California của anh em nhà McDonald vẫn mua rất nhiều máy sinh tố, thậm chí còn nhiều hơn cả những cửa hàng lớn ở các thành phố sầm uất hơn.

Ray Kroc quyết định đến thăm cửa hàng của anh em nhà McDonald và nhận thấy đây là một mô hình kinh doanh đặc biệt. Khách hàng chọn đồ với một menu được ấn định sẵn rất đơn giản. Quy trình làm bánh được sắp xếp một cách rất khoa học khiến tốc độ hoàn thành món ăn cực nhanh. Khách hàng lựa chọn món ăn, trả tiền ngay tại quầy thu ngân và cũng nhận đồ ăn luôn tại đó. Chứng kiến lượng khách hàng khủng khiếp của McDonald’s, Ray Kroc lập tức mường tượng ra một viễn cảnh khi phát triển McDonald’s ra toàn bộ các thành phố lớn trên toàn nước Mỹ.

Ông chia sẻ tầm nhìn của mình với anh em nhà McDonald (Mà sau này ông kể lại trong buổi nói chuyên với sinh viên ĐH Havard): “Các anh đang ngồi trên một đống vàng. Hãy phát triển và mở rộng mô hình nhà hàng của các anh ngay lập tức!”. Tuy nhiên anh em nhà McDonald chần chừ: “Chúng tôi cũng muốn vậy. Nhưng ai giúp chúng tôi?”. Ray Kroc nhanh chóng đáp lời: “Tôi sẽ đảm đương công việc này!”.

Khi đó Ray Kroc đã 52 tuổi và kiếm được nhiền tiền nhưng khát vọng xây dựng nên một đế chế đồ ăn nhanh đang sôi sục khiến ông cảm thấy mình tràn trề sinh khí. Việc phát triển chuỗi McDonald’s thành công rực rỡ, vượt quá sức tưởng tượng khiến anh em nhà McDonald sợ hãi, muốn dừng lại. Ray Kroc đã quyết định vay mượn và mua lại toàn bộ chuỗi McDonald’s với giá 2,7 triệu USD, mức giá kỷ lục trong lĩnh vực nhà hàng thời đó. Năm 1961, thỏa thuận được ký kết và Ray Kroc trở thành ông chủ của McDonald’s, sẵn sàng đưa thương hiệu này vào một cuộc chơi ở tầm vóc lớn hơn hơn rất nhiều.
McDonald's, Des Plaines Illinois, 1955
Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực thường chú trọng đến vấn đề sản phẩm. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đồ ăn nhanh, sản phẩm nằm sau quy trình hoạt động. Nhiều người có thể làm ra được những chiếc bánh ngon hơn burger của McDonald’s nhưng McDonald’s vẫn là duy nhất. Phần sau của câu chuyện là minh chứng cho sự thật này:

Sau khi chứng kiến sự thành công rực rỡ của chuỗi nhà hàng McDonald’s dưới sự lèo lái của Ray Kroc, anh em nhà McDonald đã mở ra một cửa hàng khác cũng bán bánh burger khác có tên The Big M với sản phẩm tốt hơn và một sự thật hùng hồn rằng họ mới là những người sáng lập ra McDonald’s chứ không phải Ray Kroc.

Tưởng rằng với lợi thế đó, anh em nhà McDonald sẽ thành công với The Big M nhưng Ray Kroc coi đó là hành động khiêu chiến và rất tức giận: “Phải hạ gục mấy gã khốn đó ngay!”. Điều Ray Kroc đã làm là cho mở một nhà hàng McDonald’s đối diện với The Big M. Chỉ sau vài tháng, anh em nhà McDonald không chịu nổi và phải đóng cửa.
Trong quá trình phát triển, Ray Kroc đã đưa McDonald’s trở thành một trong những thương hiệu đáng giá bậc nhất toàn cầu. Logo cánh cổng vàng của McDonald’s luôn duy trì vị trí vững chãi trong Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua.

Dù người khổng lồ có sức mạnh vô song, nhưng nếu nghiên cứu thật kỹ về lịch sử phát triển của thương hiệu này, ta cũng thấy không ít lần McDonald’s bị tấn công và mất lợi thế trước những thương hiệu đồ ăn nhanh mới nổi khác. Doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể học hỏi từ chính những cuộc tấn công này để trụ vững trước McDonald’s.

2. Chiến lược thông minh của Burger King

Cách phổ biến để tấn công một thương hiệu nào đó là tạo nên một sản phẩm ưu việt hơn. Nhưng đó mới chỉ là bước đầu của cuộc chiến dai dẳng. Điều quan trọng hơn là bạn phải khiến khách hàng tin rằng sản phẩm của bạn thực sự ưu việt hơn so với đối thủ lớn. Đó là điều mà Burger King đã từng làm được.

Vào thập niên 70, Burger King định vị mình trong tâm trí khách hàng: “Chất lượng bánh của Burger King cao hơn chất lượng bánh của McDonald’s”. Burger King đã làm gì để đạt được vị thế đó?
Chiến lược cơ bản khi muốn giành lấy thị trường từ tay "kẻ khổng lồ" là tìm ra 1 điểm yếu và tấn công toàn lực vào điểm yếu đó. McDonald’s có rất nhiều điểm mạnh như hoạt động theo chuỗi bài bản, sản phẩm phù hợp với chi phí đa số người dân. Sản phẩm Big Mac độc đáo của McDonald’s đã gặt hái thành công rực rỡ đưa doanh số của McDonald’s tăng vọt.

Tuy nhiên, dù sao thì họ vẫn có một điểm yếu.

Giả sử, khách hàng muốn một chiếc bánh burger đặc biệt hơn thì sao? Rất khó có thể gọi một chiếc bánh theo ý thích của mình tại McDonald’s. Burger King đã nhắm trúng điểm yếu này với chiến dịch: “Ăn theo cách của bạn - Have it your way”. Bạn đến nhà hàng Burger King và có thể gọi một chiếc bánh burger theo ý thích của mình.
Tiếp theo, Burger King tung ra chiêu tái định vị McDonald’s một cách ngoạn mục với chiến dịch: “Nướng chứ không rán - Broiling not Frying”. Đây là cách Burger King thể hiện sự khác biệt và đã giành được ưu thế trong tâm trí khách hàng, đồ “nướng” có vẻ ngon hơn đồ “rán”. Burger King đã liên tục gặt hái thành công, chiếm lĩnh trong nhận thức khách hàng là một loại bánh burger ngon hơn với nhân thịt nướng

Hai chiến dịch “Ăn theo cách của bạn” và “Nướng chứ không rán” đã nâng tầm đưa Burger King, đã có thời điểm Burger King bám rất sát McDonald’s. Tuy nhiên sau nhiều sai lầm chiến lược và sự thiếu kiên trì, Burger King đã hụt hơi trong cuộc đua song mã đường dài.
Đó cũng là cơ hội của...
3. Wendy’s và Subway chen chân giành thị phần
Thập niên 70 là thời kỳ bùng nổ của ngành công nghiệp fastfood với công cụ nhượng quyền kinh doanh - franchising. Đây là công cụ giúp các thương hiệu đồ ăn nhanh phô diễn sức mạnh cũng như bành trướng thương hiệu của mình đến ngày càng nhiều địa điểm hơn trên toàn thế giới. Những thương hiệu ra đời sau nhanh chóng nổi lên bằng những chiến lược rất  hiệu quả.

Năm 1969, Dave Thomas, phó Chủ tịch của chuỗi nhà hàng ăn nhanh KFC quyết định ra kinh doanh riêng với thương hiệu Wendy’s. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc tại KFC và nghiên cứu các đối thủ khác, Dave Thomas đã thực hiện những chiến lược rất khác biệt cho Wendy’s.

Chúng ta đều biết điểm mạnh của KFC hay McDonald’s, đó là sức hút của các thương hiệu này đối với trẻ em. Đó là một chiến lược thông minh. Khi trẻ em muốn ăn tại KFC hay McDonald’s có nghĩa là bố mẹ của các em cũng sẽ chiều theo các em và cũng sẽ vào các chuỗi nhà hàng này. Đó là một phần của “hiệu ứng hồi quang” khi bạn nắm chặt được một nhóm khách hàng mục tiêu trung thành.

Dave Thomas đã làm gì? Khởi điểm ra đời của Wendy’s là một nhà hàng burger dành cho người lớn. Chỗ ngồi sang trọng, không gian ấm cúng. Không có mũ miễn phí, bóng miễn phí và đương nhiên không có một chú hề linh vật đứng ngoài cửa diễn trò vui.

Chưa hết, định vị của Dave Thomas đối với Wendy’s rất rõ ràng. Chiến dịch quảng bá đầu tiên của Wendy là: “Nóng và Cay - Hot ‘n’ Juicy”. Rõ ràng đồ ăn cay, nóng không phải dành cho trẻ em. Ngoài ra, để thể hiện rõ hơn sự khác biệt, kích cỡ bánh của Wendy’s thể hiện rất rõ ràng. Chiếc bánh bé nhất của Wendy’s to hơn hẳn so với kích cỡ thông thường của McDonald’s. Ngoài ra, lớp thịt bò trong bánh burger của Wendy’s được đúc theo khuôn vuông, khác hẳn so với khuôn tròn của các nhà hàng burger khác đang có trên thị trường.
Dĩ nhiên một chiếc bánh như vậy không dành cho trẻ em. Wendy’s được định vị rõ ràng trên thị trường là địa điểm bán bánh burger ăn nhanh dành cho người lớn. Sự khác biệt về định vị trên thị trường thể hiện bằng một mức tăng trưởng cực kỳ ấn tượng. Chỉ sau chưa đầy hai năm, lợi nhuận ròng của Wendy’s đã bắt kịp Burger King.

Gần như cùng thời điểm, một thế lực khác cũng nổi lên với đón đầu một xu hướng ẩm thực mới. Khi ngày càng có nhiều chuỗi nhà hàng ăn nhanh, đó cũng là lúc ngày càng có nhiều hơn những lời cảnh báo về tác hại của đồ chiên rán. Một chuỗi nhà hàng đã biến yếu điểm ngày của ngành công nghiệp fastfood trở thành điểm mạnh của mình, đó là Subway.

Subway là chuỗi nhà hàng ăn nhanh có tốc độ phát triển nhượng quyền nhanh nhất thế giới. Cho tới tháng 1 năm 2014, Subway đã có tới 40855 cửa hàng tại 105 quốc gia trên toàn thế giới. Thành tựu đó của Subway đặt trên nền tảng chiến lược phát triển xoay quanh chiến lược “Ăn đồ tươi - Eat fresh”. Không ai có thể ngờ được rằng từ 1000$ vay mượn từ bạn bè, chàng trai Fred DeLuca đã đưa Subway trở thành chuỗi nhà hàng có nhiều cửa hàng nhất trên thế giới (tuy nhiên tổng doanh thu vẫn chưa bằng McDonald’s)
Điểm mạnh của Subway là sự kiên trì theo đuổi chiến lược với một tầm nhìn chuẩn xác. Đó là điểm khác biệt của Subway và Burger King. Sau khi có chiến dịch “Nướng không Rán”, Burger King lại xoay sang những định hướng khác, mở rộng menu, thêm nhiều món, đuổi theo chiến lược của McDonald’s khiến định vị “Nướng chứ không Rán” trở nên nhạt nhòa thì Subway rất kiên định phát triển xung quanh trục “Ăn đồ tươi”.

Sự kiên định này đã giúp Subway khẳng định mạnh mẽ vị thế của mình trong lòng khách hàng. Theo nghiên cứu Zagat Survey - tổ chức chuyên nghiên cứu về nhà hàng trên thế giới - thì Subway đứng vị trí số 1 ở hạng mục “Lựa chọn đồ ăn lành mạnh - Healthy Options”. Năm 2011 Subway công bố lượng muối trong sản phẩm của mình chỉ có 15%. Đó là những lý do khiến Subway được nằm trong danh sách những đồ ăn “Ít béo - Low Fat" theo tiêu chuẩn của Heart Research UK - tổ chức Nghiên Cứu Tim mạch Anh.
5. Người khổng lồ phản công

Những thương hiệu mới nổi đã thông minh vượt qua người khổng lồ và giành chỗ đứng trên thị trường. McDonald's đã lùi bước nhưng không sụp đổ và tiếp tục dẫn đầu. Họ đã làm điều đó như thế nào?

Hiểu rõ sức mạnh và lợi thế của mình, McDonald’s đã đối đầu với từng cuộc chiến một cách hiệu quả.

Với Burger King, McDonald’s thay đổi menu, nâng cấp sản phẩm và sau một thời gian, Burger King mất đi tính tập trung và bắt chước chiến lược của McDonald’s. McDonald’s tạo ra linh vật chú hề Ronald McDonald’s, Burger King giới thiệu ngay linh vật Magical Burger King. Khi McDonald’s tung ra menu bánh sandwich, Burger King cũng thêm vào sandwich (mà không nhận ra rằng tên thương hiệu là Burger King chứ không phải là Sandwich King).

Trước cuộc tấn công của Wendy’s, McDonald’s chỉ đơn giản là không làm gì bởi McDonald’s biết rằng phân khúc khách hàng trẻ em vẫn là phân khúc tạo thành lợi nhuận tốt nhất và đó cũng là điểm mạnh nhất của mình, thà rằng nắm giữ phân khúc của mình còn hơn đuổi theo phân khúc khác không phải và không bao giờ là của mình.

Với Subway, McDonald’s mở rộng một số món trên menu với sản phẩm ít béo, nhiều rau và cả những menu dành cho người ăn chay.

HLV huyền thoại Alex Ferguson đã có câu nói bất hủ: “Phong độ là nhất thời. Đẳng cấp là mãi mãi”. Cho đến ngày nay, McDonald’s vẫn đứng vững vị trí thống trị trong ngành công nghiệp ăn nhanh, đó thực sự là đẳng cấp của một ông lớn. Những bước phát triển vững chắc của McDonald’s trong lịch sử cho thấy ông lớn này luôn sẵn sàng học hỏi từ mọi đối thủ ở tầm quốc tế cũng như ở địa phương để hoàn thiện chính mình và mở rộng đế chế của “Cánh cổng vàng”.

Cha đẻ của chiến lược cạnh tranh Michael E.Potter đã nói: “Trong một thế giới cạnh tranh, bạn phải tìm cho mình một lợi thế mà mà bạn có thể LÀM TỐT HƠN ĐỐI THỦ. Điểm lợi thế đó chưa chắc đã trùng với điểm bạn có thể LÀM TỐT NHẤT”.

Đó chính là điều các doanh nghiệp Việt phải nghiên cứu, tìm tòi nếu muốn cạnh tranh và sống cùng các ông lớn trên một sân chơi toàn cầu

Những thói quen tiêu dùng đang làm thay đổi online marketing

Do được trang bị nhiều thông tin từ các bài nhận xét, đánh giá, các mạng xã hội, người tiêu dùng muốn có các chi tiết cụ thể về sản phẩm một cách nhanh chóng. Mặt khác, họ muốn có những dữ liệu mang tính thực tế cao chứ không phải những bài viết mang nặng tính quảng cáo, tiếp thị. 5 Vẫn xem giá là một yếu tố quyết định.


Năm 2000, khi cần sắm một chiếc máy chụp ảnh, người ta lên mạng internet, truy cập vào các trang web tìm kiếm thông tin và gõ vào đó từ khóa “camera”.
Khi quyết định chọn thương hiệu máy nào thì gõ tiếp thương hiệu đó để chọn mua ở nơi có giá bán tốt nhất. Quy trình trên đã rất quen thuộc với nhiều người tiêu dùng, nhưng đó là chuyện của hơn mười năm về trước. Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng bận rộn hơn, lại luôn bị tràn ngập thông tin thị trường nên không có đủ kiên nhẫn để đi theo quy trình nói trên khi chọn mua hàng.
Nhiều người muốn kết quả tìm kiếm trên mạng sẽ hiển thị đầy đủ và chính xác những thông tin mà họ cần, từ mô tả sản phẩm, các nhận xét của người tiêu dùng khác đến giá cả và các điều kiện mua bán, các chương trình khuyến mãi (nếu có).
Người tiêu dùng đã thay đổi hành vi mua sắm trên internet theo năm hướng, từ đó làm thay đổi quan niệm và cách khai thác kênh tiếp thị trực tuyến của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp bán lẻ.
1. Chuyển sang những cách truy vấn thông tin cụ thể hơn

Theo kết quả khảo sát của Hitwire, số lượt truy vấn dùng từ đơn giản đang giảm mạnh, trong khi số lượt truy vấn dùng cụm từ phức tạp đang tăng lên đến 20%/năm. Mặt khác, khi người tiêu dùng sử dụng cụm từ càng dài để truy vấn thông tin thì khả năng họ mua hàng càng cao.Do internet và thương mại điện tử đã phát triển mạnh, người tiêu dùng vận dụng cách truy vấn thông tin cụ thể và chi tiết hơn, chẳng hạn thay vì dùng từ khóa “camera” thì dùng cụm từ “canon rebel t4i” chỉ cụ thể tên sản phẩm. Kết quả hiển thị khi đánh cả cụm từ sẽ chi tiết hơn và sát với môi trường mua bán hơn.
2. Thích nhận thông tin bằng hình ảnh
Dù mua áo quần, giày dép hay chỉ một chiếc bóng đèn, người tiêu dùng thích nhận thông tin dưới dạng hình ảnh. Đó cũng là nguyên nhân lý giải tại sao các trang web như Pinterest, Instagram thành công. Theo tạp chí Search Engine, hình ảnh được đánh giá có sức thúc đẩy người tiêu dùng đến quyết định mua hàng nhanh và mạnh mẽ hơn so với các chi tiết, mô tả sản phẩm hay bài viết nhận xét. Việc Yahoo bỏ ra hàng tỉ USD để mua lại Tumblr gần đây càng khẳng định xu hướng này.
3. Ngày càng lệ thuộc vào quan điểm của người khác
Trong khi hình ảnh giúp người tiêu dùng tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình thì các bài viết nhận xét, khuyến nghị của khách hàng lại đóng vai trò như là nhân chứng quan trọng về chất lượng của sản phẩm mà họ muốn mua. Theo một nghiên cứu của HubSpot, có đến 71% người tiêu dùng mua hàng dựa trên lời khuyên của bạn bè từ các kênh truyền thông xã hội và 70% tin vào các lời nhận xét của khách hàng khác.
4.Muốn nhận được các thông tin mang tính “người thật, việc thật”
Do được trang bị nhiều thông tin từ các bài nhận xét, đánh giá, các mạng xã hội, người tiêu dùng muốn có các chi tiết cụ thể về sản phẩm một cách nhanh chóng. Mặt khác, họ muốn có những dữ liệu mang tính thực tế cao chứ không phải những bài viết mang nặng tính quảng cáo, tiếp thị. 5 Vẫn xem giá là một yếu tố quyết định.
Ở bước cuối cùng, trước khi mua hàng, giới tiêu dùng vẫn cân nhắc rất kỹ về giá bán. Nghiên cứu cho thấy những khách hàng đã chọn hình thức mua hàng trực tuyến thường không muốn phung phí tiền bạc. Với sự hỗ trợ của một số trang web, ngày nay việc so sánh giá bán của cùng một sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau cũng đã trở nên dễ dàng hơn.

“Running Tiger” không cần phải chạy

Chả lẽ Tiger bỗng dưng được ném lên sân khấu chỉ để diễn kịch câm? Thực ra cái Tiger cần làm nhất lúc này là... chả làm gì cả. Tiger cần gì phải “hát” khi đã có rất nhiều người (từ chuyên đến không chuyên) thay nhau cất lời giúp họ. Đến dịp Tết, các nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và ngành bia rượu dù có đổ tiền tỷ quảng cáo may ra cũng chỉ được một góc hiệu ứng truyền thông đã và đang xảy ra với bia Tiger mà thôi.

Xe chở bia Tiger mất lái, bia rơi đầy đường. Lòng tham của phần “con” trỗi dậy, đám đông quên mất nỗi bất hạnh của một người, lao vào hôi của (nói đúng hơn là cướp bóc).
Ban đầu “selling point” (điểm hấp dẫn) cho truyền thông chỉ là vấn đề đạo đức của một bộ phận người dân. Sau đó đến lượt hãng bia Tiger lọt vào tầm ngắm với các chỉ trích về tin đồn họ phạt tài xế bồi thường gần 400 triệu đồng. Báo chí ở đâu trên hành tinh này cũng thích viết về “người xấu việc xấu” hơn là “người tốt việc tốt”.

Bài viết này không có ý định tiếp tục “theo dòng sự kiện” có vẻ mang hơi hướng “khủng hoảng truyền thông” này.

Có “chuyên gia” còn gợi ý rằng VBL Việt Nam (chủ thương hiệu Tiger) sử dụng ý tưởng “làm điều tốt - đón lộc đầu năm” thông qua các chương trình như: xóa tiền bồi thường cho anh lái xe vụ đổ xe bia tại BiênHòa, hay chuyển ngay vào Quỹ “Làm điều tốt và đón lộc đầu năm” 2 tỷ đồng chẳng hạn, và chương trình ai uống 1 lon Tiger thì chuyển 10 đồng vào trong Quỹ.

Thời buổi kinh tế khó khăn, ngân sách marketing bị cắt giảm. Bỗng dưng bia Tiger thấy mình đang đứng dưới ánh đèn sân khấu, trước bao ánh mắt. Chẳng lẽ Tiger lại bỏ lỡ cơ hội vàng này để quảng bá thương hiệu? Viết bài PR để ngầm thanh minh rằng sự kiện đổ bia ra đường là tình cờ chứ khôngphải cố ý? Chả cần. Dân tình cứ việc đồn thổi. Có đạo diễn hay không thì câu chuyện đã xảy ra rồi. Cứ để nửa kín nửa hở, hư hư thực thực nó mới hay.Tất nhiên, một thương hiệu quốc tế như Tiger chả bao giờ bị dính vào những ý tưởng “siêu sáng tạo” như thế này.
Mà nói thật, cho dù Tiger không “dựng chuyện” thì thanh minh cũng chẳng ai tin. Đám đông nó là như vậy. Làm gì có lý trí mà dùng lý lẽ để giải thích. Trên các báo mạng, không ít bài viết đang tích cực gợi ý cho Tiger áp dụng chiêu “Running man” của Arsenal đã làm. Có đôi chút liên quan đấy nhỉ. Tiger vốn là nhà tài trợ cho giải ngoại hạng Anh cơ mà.
Người ta là “Runningman”, mình giật phát “Running Tiger” biết đâu Tết này bia bán ùn ùn, không kịp sản xuất cũng nên. Đâu phải thấy người ta “chạy” thấy hay, mình cũng a dua “chạy” theo. “Running man” chạy đến đâu, Arsenal “thơm” đến đó. “Running Tiger” mà chạy, dân tình có khi sợ quá cũng chạy, nhưng mà chạy mất dép; số khác có khi bực quá tẩy chay thì có mà tiền mất tật mang.
Câu chuyện của “Running man” là xây dựng hình ảnh thương hiệu. Chất liệu của câu chuyện mang dáng dấp tự nhiên và đẹp. Chàng trai khỏe mạnh, “bụng sáu múi” chạy 5km. Các ngôi sao Arsenal thân thiện dễ thương. Những nụ cười sáng ngời và những cái ôm, cái bắt tay nồng nàn. Từ cốt chuyện, kịch bản và các nhân vật đều là những “nguyên liệu” rất xịn, rất chuẩn cho một câu chuyện rất hay.
Câu chuyện của bia Tiger (nếu có) cũng chỉ là bảo vệ uy tín. Lòng tham, hôi của và cướp bóc. Thiếu trách nhiệm và dựng chuyện để PR. Anh tài xế và khoản tiền đền bù gần 400 triệu đồng. Từ cốt chuyện, kịch bản và các nhân vật đều là những “nguyên liệu bẩn” như vậy thì bói đâu cơ hội xây nên câu chuyện đẹp.
Chả lẽ Tiger bỗng dưng được ném lên sân khấu chỉ để diễn kịch câm? Thực ra cái Tiger cần làm nhất lúc này là... chả làm gì cả. Tiger cần gì phải “hát” khi đã có rất nhiều người (từ chuyên đến không chuyên) thay nhau cất lời giúp họ. Đến dịp Tết, các nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và ngành bia rượu dù có đổ tiền tỷ quảng cáo may ra cũng chỉ được một góc hiệu ứng truyền thông đã và đang xảy ra với bia Tiger mà thôi.
Do vậy, đừng hy vọng mai kia trên báo lại có cái tít kiểu như “Running Tiger xin chào người hâm mộ Việt Nam”. Nhưng biết đâu đấy, chả ai biết chắc chuyện gì xảy ra cho đến khi nó xảy ra. Cứ chờ xem thôi.